Độc giả: Hữu Nghĩa
Theónênlắpquạtthônggióchonhàchungcưnhà cáio kiến trúc sư Trương Thành Trung (Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất T&T), chung cư hiện nay đa phần được thiết kế để mọi phòng công năng đều tiếp xúc với ánh sáng và khí trời tối đa. Việc lắp thêm quạt thông gió cho phòng ngủ trong trường hợp này không đạt hiệu quả cao bởi lượng không khí trao đổi trong phòng không tốt bằng việc mở cửa sổ và điều tiết nắng gió theo nhu cầu sử dụng. Hơn nữa khi lắp thêm quạt thông gió sẽ kèm theo những tiếng ồn nhất định mà lúc yên tĩnh bạn sẽ cảm nhận rõ ràng nhất.
Trường hợp của bạn vừa muốn thông thoáng mà không muốn gió lùa vào nhà quá nhiều có thể dùng thêm rèm lưới lắp cùng hệ thống cửa chính và cửa sổ.
Loại rèm lưới này tác dụng chính là chống côn trùng, ngoài ra còn điều tiết ánh sáng và gió vào trong phòng. Hiện nay trên thị trường rèm lưới chống côn trùng có nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau để bạn có thể lựa chọn sản phẩm thích hợp với công năng sử dụng của mình.
Với loại rèm lưới này, từ tầng 11 trở xuống nên lắp đặt cửa sổ là cửa lưới dạng cuốn (phần lưới cuốn gọn trong hộp cuốn hoặc dạng xếp). Tuy nhiên từ tầng 11 trở lên nên chọn cửa lưới dạng cố định hoặc lùa, vì ở tầng cao sức gió mạnh hơn, lưu lượng gió cũng nhiều hơn. Với cửa đi, để tiết kiệm diện tích, tăng tính thẩm mỹ nên chọn dạng xếp hay lùa.
Lưu ý là ở vị trí có lưu lượng gió lớn, nên ưu tiên sử dụng cửa lưới dạng lùa và cố định, bởi cấu tạo thiết kế của dạng này chịu được sức ảnh hưởng của gió và thời tiết. Còn cửa lưới dạng xếp dù tính thẩm mỹ cao và gọn nhưng nếu sức gió quá lớn có thể gây đứt dây dẫn hướng.
Ngoài ra bạn có thể dùng hệ cửa sổ có nan chớp chuyển động được. Những nan chớp này có tác dụng điều tiết được ánh sáng và gió khi cần thiết. Khi điều tiết được ánh sáng và gió, bạn có thể tránh được những cơn gió lùa không tốt cho sức khỏe.
Trang Vy